Quy chế đào tạo
1. Hình thức đào tạo
Nhà trường tiến hành đào tạo theo hệ thống tín chỉ cho tất cả các ngành đào tạo được tuyển sinh từ năm học 2008-2009 (Hệ đại học bắt đầu từ khoá 12, hệ cao đẳng bắt đầu từ khoá 5).
2. Chương trình đào tạo (CTĐT):
Một chương trình đào tạo bao gồm 2 khối kiến thức: khối kiến thức Giáo dục đại cương (GDĐC) và khối kiến thức Giáo dục chuyên nghiệp(GDCN).
Mỗi khối kiến thức có:
- Nhóm học phần bắt buộc: là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức chính yếu của ngành đào tạo và bắt buộc sinh viên phải tích luỹ.
- Nhóm học phần tự chọn: là những học phần chứa đựng những nội dung kiến thức cần thiết nhưng sinh viên được tự chọn theo hướng dẫn của nhà trường nhằm đa dạng hóa chuyên môn hoặc để tích luỹ đủ số học phần quy định cho mỗi chương trình.
3. Học phần và tín chỉ:
Học phần là khối lượng kiến thức tương đối trọn vẹn, mà sinh viên tích luỹ trong quá trình học tập. Nội dung học phần được bố trí giảng dạy trong 1 học kỳ. Học phần có thể được kết cấu riêng như một phần của môn học hoặc được kết cấu dưới dạng tổ hợp nhiều môn học. Từng học phần được ký hiệu bằng một mã số riêng.
Ví dụ: Toán cao cấp 1 - mã học phần: MAT31031
Toán cao cấp 2 - mã học phần: MAT31032
Tín chỉ là đơn vị để tính khối lượng học tập của sinh viên.
1 tín chỉ = 22,5 tiết học lý thuyết
= 30 - 45 giờ thực hành, thí nghiệm, thảo luận
= 45 - 90 giờ thực tập tại cơ sở
= 45 - 60 giờ tiểu luận, bài tập lớn, đồ án, khoá luận tốt nghiệp
Kết quả học tập của sinh viên được đánh giá qua các tiêu chí sau:
- Số tín chỉ của các học phần mà sinh viên đăng ký học vào đầu mỗi học kỳ, gọi là khối lượng học tập đăng ký.
- Điểm trung bình học kỳ là bình quân điểm của các học phần với trọng số là số tín chỉ của mỗi học phần.
- Khối lượng kiến thức tích lũy là khối lượng tính bằng số tín chỉ của các học phần đã được đánh giá bằng điểm đạt.
- Điểm trung bình chung tích lũy là điểm trung bình chung của khối lượng kiến thức tích lũy từ đầu khóa học cho tới thời điểm được xem xét.
4. Khóa học, năm học:
Khóa học: là thời gian được thiết kế để sinh viên hoàn thành một chương trình đào tạo của một bậc học.
Năm học: 1 năm học được tổ chức thành 2 học kỳ, 1 học kỳ bao gồm: 15 tuần thực học, 5 tuần ôn thi và thi, 1 tuần dự trữ
5. Thời gian đào tạo và khối lượng kiến thức toàn khóa của từng bậc học:
Bậc học | Thời gian đào tạo | Khối lượng kiến thức toàn khóa (Tín chỉ) |
Cao đẳng | 3 năm | 90 ÷ 105 |
Đại học | 4 đến 5 năm | 120 ÷ 150 |
Đại học thứ hai (bằng hai) | 2 đến 2,5 năm | 60 ÷ 75 |
Liên thông cao đẳng chuyên nghiệp lên đại học | 1,5 đến 2 năm | 40 ÷ 55 |
1. Đánh giá học phần
Kết quả các học phần được đánh giá bằng 2 điểm:
+ Điểm quá trình
+ Điểm thi kết thúc học phần.
Đối với các học phần chỉ có thực hành:
Sinh viên phải tham dự đầy đủ các bài thực hành. Trung bình cộng điểm của các bài thực hành trong học kỳ được làm tròn đến phần nguyên là điểm của học phần thực hành.
2. Thi kết thúc học phần
Cuối mỗi học kỳ, trường tổ chức 1 kỳ thi chính và 1 kỳ thi phụ (thi lại) để kết thúc học phần. Kỳ thi phụ dành cho sinh viên không tham gia kỳ thi chính hoặc có điểm học phần dưới 5 sau kỳ thi chính, kỳ thi phụ được tổ chức ngay sau kỳ thi chính.
3. Số lần được dự thi kết thúc học phần.
- Đối với mỗi học phần sinh viên được dự thi 2 lần. Nếu lần thi chính không đạt, sinh viên được dự thi 1 lần nữa ở kỳ thi phụ. Nếu 2 lần thi đều có điểm dưới 5 thì sinh viên phải đăng ký học lại học phần này.
- Sinh viên vắng mặt trong kỳ thi kết thúc học phần nếu không có lý do chính đáng ở lần thi chính coi như đã dự thi 1 lần và phải nhận điểm 0 ở kỳ thi chính. Những sinh viên này chỉ còn quyền dự thi 1 lần ở kỳ thi phụ sau đó.
- Sinh viên vắng mặt có lý do chính đáng ở kỳ thi chính được trưởng phòng Đào tạo cho phép, được dự thi ở kỳ thi phụ sau đó và được tính là thi lần đầu. Lịch thi lần 2 cho các sinh viên này sẽ được nhà trường bố trí trong thời gian thích hợp.
- Sinh viên vắng thi có lý do chính đáng là sinh viên đã có giấy xin phép nghỉ thi, có các chứng lý kèm theo và đã gửi Trưởng phòng Đào tạo chậm nhất là 2 ngày sau ngày thi.
4. Cải thiện điểm
Cải thiện điểm là việc thay đổi kết quả của học phần đã đạt nhằm nâng cao kết quả học tập của khoá học. Có 2 hình thức cải thiện điểm: Thi cải thiện điểm hoặc học lại để cải thiện điểm.
4.1. Thi cải thiện điểm:
- Áp dụng cho sinh viên đã thi đạt môn học ở lần thi chính của kỳ thi cuối học kỳ và muốn cải thiện điểm của môn học này ở lần thi phụ của kỳ thi đó. Trường hợp này sinh viên chỉ được phép thi một lần ở kỳ thi phụ.
- Quy trình đăng ký thi cải thiện điểm: Sinh viên nộp đơn đề nghị được thi cải thiện điểm tại phòng Đào tạo, nộp lệ phí tại phòng Kế hoạch tài chính.
- Riêng đối với những môn có nhiều học phần như ngoại ngữ, tin học,… khi đã học những học phần cao sẽ không được thi lại những học phần thấp.
- Mỗi học kỳ, sinh viên được thi cải thiện điểm tối đa 03 học phần.
- Nếu trong lần thi cải thiện điểm, sinh viên vi phạm quy chế thi sẽ phải nhận kỷ luật cảnh cáo, xóa kết quả thi lần 01 và phải học lại học phần đó.
4.2. Học lại cải thiện điểm:
- Sinh viên có nhu cầu học lại cải thiện điểm của môn học nào đó sẽ tự đăng ký trên hệ thống đăng ký môn học trực tuyến.
- Thời gian đăng ký học lại cải thiện điểm trùng với thời gian đăng ký học chính thức.
5. Phúc tra điểm thi:
- Sinh viên có quyền đề nghị phúc tra kết quả thi. Đơn xin phúc tra kết quả thi phải được gửi đến Phòng đào tạo trong vòng 5 ngày kể từ ngày công bố kết quả. Kết quả phúc tra sẽ được trả lời 7 ngày sau khi kết thúc thời gian nhận đơn.
6. Cách tính các loại điểm
6.1. Các loại điểm:
a/ Điểm học phần :
Điểm học phần bao gồm: Điểm quá trình và điểm thi kết thúc học phần. Điểm học phần được làm tròn đến một chữ số thập phân và được tính như sau:
+ Điểm từ 9,0 ÷ 10 : Xuất xắc
+ Điểm từ 8,0 ÷ cận 9,0 : Giỏi
+ Điểm từ 7,0 ÷ cận 8,0 : Khá
+ Điểm từ 6,0 ÷ cận 7,0 : Trung bình khá
+ Điểm từ 5,5 ÷ cận 6,0 : Trung bình
+ Điểm từ 4,0 ÷ cận 5,5 : Yếu
+ Điểm dưới 4,0 : Kém
- Điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang điểm 10 (0 đến 10), làm tròn đến phần nguyên và thường chiếm 70% tổng điểm học phần = 7 điểm
- Điều kiện để dự thi hết học phần: Sinh viên phải có mặt trên lớp 70% số giờ của học phần và hoàn thành đầy đủ các bài thí nghiệm, thực hành, bài tập lớn, đồ án môn học. Nếu có mặt trên lớp < 70% giờ giàng phải học lại học phần đó .
- Điểm quá trình thường chiếm 30% tổng điểm học phần = 3 điểm. Điểm quá trình bao gồm: Điểm chuyên cần (đi học đầy đủ, không vào muộn ra sớm, tích cực tham gia đóng góp xây dựng bài), điểm thực hành, thí nghiệm, tiểu luận, chuyên đề, bài tập lớn và điểm kiểm tra thường xuyên.
- Bắt đầu từ năm học 2013-2014, Nhà trường đưa vào sử dụng hệ thống điểm danh trực tuyến.
b/ Phân bố điểm cho từng nội dung điểm quá trình:
+ Chuyên cần: 40% = 4/10 điểm
Có mặt trên lớp: 100% giờ giảng: 4/10 điểm.
Có mặt trên lớp: 90-99% giờ giảng: 3/10 điểm.
Có mặt trên lớp: 80-89% giờ giảng: 2/10 điểm.
Có mặt trên lớp: 70-79% giờ giảng: 1/10 điểm.
Có mặt trên lớp ít hơn 70% giờ giảng 0 điểm → không được dự thi kết thúc học phần
+ Bài tập,thí nghiệm,thực hành,chuyên đề, ...: 30% = 3/10 điểm.
Cụ thể:
Thực hành đầy đủ, chất lượng tốt (9-10 điểm): 3/10 điểm.
Thực hành đầy đủ, chất lượng khá (7-8 điểm): 2/10 điểm.
Thực hành đủ, chất lượng trung bình (5-6 điểm): 1/10 điểm.
Thực hành không đầy đủ: 0 điểm, không được thi học phần.
+ Kiểm tra thường xuyên: 30% = 3/10 điểm.
Điểm TB các bài kiểm tra đạt 9-10 điểm: 3/10 điểm.
Điểm TB các bài kiểm tra đạt 7-8 điểm: 2/10 điểm.
Điểm TB các bài kiểm tra đạt 5,5-6 điểm: 1/10 điểm.
Điểm TB các bài kiểm tra đạt < 5,5 điểm: 0 điểm.
Nếu học phần chỉ có lý thuyết thì điểm của phần thực hành được gộp lại cho vào điểm kiểm tra thường xuyên (điểm kiểm tra thường xuyên trong trường hợp này = 6/10).
6.2. Điểm trung bình chung học kỳ:
Là điểm trung bình của tất cả các học phần mà sinh viên đã đăng ký học trong học kỳ đó, với trọng số là số tín chỉ của mỗi học phần tương ứng.
6.3. Điểm trung bình chung tích luỹ
Điểm trung bình chung tích lũy là điểm trung bình chung tính cho những học phần mà sinh viên đã tích lũy được kể từ đầu khóa học cho tới thời điểm được xem xét.
Điểm trung bình chung học tập và điểm trung bình chung tích luỹ được làm tròn đến 2 chữ số thập phân.
7. Sử dụng các loại điểm:
Có 03 thang điểm được sử dụng: Thang điểm chữ, thang điểm 4 và thang điểm 10
- Thang điểm 10: được sử dụng trong quá trình học tập
- Thang điểm chữ và 4: được sử dụng để phân hạng tốt nghiệp.
Để xét thôi học, ngừng học, được học tiếp dùng điểm trung bình chung học tập và điểm trung bình chung tích luỹ tính theo điểm cao nhất trong 2 lần thi chính và phụ (lần 1 và lần 2).
Để xét học bổng, khen thưởng, các danh hiệu thi đua dùng điểm trung bình chung học tập và điểm trung bình chung tích luỹ tính theo điểm thi lần thi chính.
Các học phần Giáo dục Quốc phòng, Giáo dục Thể chất, không tính trong điểm trung bình chung học tập cũng như điểm trung bình chung tích luỹ.
8. Tính điểm trung bình chung học tập và điểm trung bình chung tích luỹ :
Trong đó:
+ A là điểm trung bình chung tích luỹ.
+ ai là điểm của học phần thứ i.
+ ni là số tín chỉ của học phần thứ i.
+ n là tổng số học phần.
8.1 Xếp loại kết quả học tập:
8.2 Xếp hạng năm đào tạo:
Căn cứ vào số tín chỉ đã tích luỹ được, sinh viên sẽ được xếp hạng năm đào tạo theo quy định sau:
Nội dung công tác tốt nghiệp có 2 phần: Thực tập tốt nghiệp và làm tốt nghiệp.
1. Thực tập tốt nghiệp
Trước khi nhận nhiệm vụ tốt nghiệp, sinh viên đi thực tập tốt nghiệp tại một cơ sở thực tế về công nghệ, đời sống, sản xuất, xã hội...
Trong thời gian thực tập, sinh viên phải thực hiện theo đề cương được giao.
Kết thúc thực tập, sinh viên phải báo cáo nội dung, kết quả thu được và trình bày trước hội đồng.
Thời gian thực tập tốt nghiệp được tổ chức từ 6 đến 10 tuần, được tính 2 tín chỉ và coi là học phần tiên quyết trước khi sinh viên nhận nhiệm vụ tốt nghiệp.
Địa điểm thực tập tốt nghiệp: Khoa sắp xếp và bố trí địa điểm thực tập hoặc sinh viên có thể tự liên hệ và báo cáo để Khoa sắp xếp, ra quyết định và phân công giáo viên quản lý.
2. Điều kiện và hình thức làm tốt nghiệp
2.1. Điều kiện được nhận nhiệm vụ tốt nghiệp:
- Sinh viên đã hoàn thành đầy đủ mọi nhiệm vụ học tập, tất cả các học phần đạt kết quả từ trung bình trở lên. Đã báo cáo thực tập tốt nghiệp đạt yêu cầu. Đã thi kỹ năng sử dụng ngoại ngữ đạt yêu cầu và có chứng chỉ tin học ICDL quốc tế, được đăng ký làm tốt nghiệp.
- Không bị kỷ luật từ mức đình chỉ học tập hoặc không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2.2. Hình thức làm tốt nghiệp:
Có 2 hình thức làm tốt nghiệp:
- Làm đồ án hoặc khoá luận tốt nghiệp: Áp dụng cho sinh viên có điểm trung bình chung tích luỹ đạt điểm làm đồ án khóa luận của từng ngành cụ thể.
- Thi tốt nghiệp: Áp dụng cho những sinh viên không được giao làm đồ án, khoá luận tốt nghiệp.
- Riêng hệ cao đẳng chỉ có một hình thức là thi tốt nghiệp
3. Công nhận tốt nghiệp
3.1. Điều kiện được công nhận tốt nghiệp
Những sinh viên có đủ các điều kiện sau sẽ được xét và công nhận tốt nghiệp:
Tích lũy đủ số tín chỉ theo quy định của chương trình đào tạo
Có đầy đủ chứng chỉ GDTC,GDQP.
3.2. Xếp loại tốt nghiệp
- Loại tốt nghiệp được xếp theo điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học như sau:
- Hạng tốt nghiệp của những sinh viên đạt kết quả học tập toàn khóa xuất sắc và giỏi sẽ bị giảm đi một mức nếu trong thời gian đào tạo bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên.
Phòng Đào tạo