Đào tạo cử nhân Luật có đạo đức, tri thức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu xây dựng đất nước trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay; có phẩm chất chính trị và trách nhiệm với cộng đồng và xã hội, có đạo đức nghề nghiệp, có ý thức phục vụ nhân dân, góp phần tích cực xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh; Có kiến thức chuyên môn vững vàng, có khả năng vận dụng kiến thức về pháp luật và ngoại ngữ vào thực tiễn nghề nghiệp; có sức khỏe tốt, có tư duy độc lập, năng động, tích cực trong công việc, đáp ứng tốt các yêu cầu của thế giới nghề nghiệp và xã hội.
Quy trình đào tạo
Quy trình đào tạo được thực hiện theo Quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo theo học chế tín chỉ và Quy chế đào tạo theo học chế tín chỉ do Hiệu trưởng trường Đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng ban hành.
Tổ chức giảng dạy và học tập
Việc tổ chức giảng dạy và học tập được thực hiện tại trường Đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng và tại các nơi sinh viên được bố trí đến thực tập nghề nghiệp, thực hành và trải nhiệm thực tế. Đội ngũ giảng viên đảm nhiệm là các giảng viên cơ hữu của Nhà trường và các giảng viên thỉnh giảng có uy tín từ các cơ quan quản lý và các trường đại học trong và ngoài nước.
Điều kiện tốt nghiệp
Điều kiện nhận nhiệm vụ tốt nghiệp: Sinh viên được giao nhiệm vụ tốt nghiệp khi
- Hoàn thành mọi nhiệm vụ học tập về lý thuyết, thực hành, kiến tập, thực tập… theo yêu cầu của ngành học;
- Không còn môn học dưới điểm 5 (thang điểm 10);
- Đạt chứng chỉ Tin học (ICDL) và Tiếng Anh theo qui định của nhà trường.
Hình thức làm tốt nghiệp: Làm khoá luận tốt nghiệp.
Điều kiện nhận bằng tốt nghiệp: Sinh viên sẽ được nhận bằng tốt nghiệp khi:
- Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không bị kỷ luật từ mức đình chỉ học tập trở lên;
- Có đủ 2 chứng chỉ giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất;
- Điểm bảo vệ khóa luận tốt nghiệp không dưới điểm 5 (thang điểm 10);
- Điểm trung bình trung học tập không dưới điểm 2 (thang điểm 4).