Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ số 10
năm 2013 gồm những nội dung chính sau:
1. Nhìn lại thị trường vàng sau một năm triển khai Nghị định 24/2012/NQ-CP/
Phạm Văn Hiếu// Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ .- Số 10 .- 5/2013 .-
Tr. 17 - 18
Trước khi Nghị định 24 được ban hành, cả nước có khoảng
12.000 doanh nghiệp kinh doanh vàng nhưng lại chưa được quản lý một cách chặt
chẽ. Mỗi khi giá vàng biến động mạnh thì thị trường lại trở nên “hỗn loạn”,
người dân đổ xô đi mua vàng bất kể khi giá đang tăng mạnh hay xuống thấp nhằm
lướt sóng kiếm lời, đẩy một lượng tiền lớn đi vào thị trường vàng mà không
tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế.
Từ khóa: Thị trường, vàng, Nghị định 24/2012/NQ-CP
2. Tín dụng ngân hàng phục vụ tăng trưởng kinh tế, diễn biến quý I/2013 và
những vấn đề đặt ra trong thời gian tới/ Nguyễn Minh Phương// Tạp chí Thị
trường tài chính tiền tệ .- Số 10 .- 5/2013 .- Tr.19 - 21
Bám sát Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 7/1/2013 của Chính phủ về
những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh
tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 và Nghị quyết 02/NQ-CP ngày
7/1/2013 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ
thị trường, giải quyết nợ xấu, ngày 1/3/2013, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
(NHNN) đã ban hành Chỉ thị 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ
và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2013. Với các mục tiêu
kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, gắn với thực hiện các biện pháp
tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh,
hướng tới từng bước thực hiện hiệu quả tái cấu trúc nền kinh tế, NHNN đã đặt
ra hai nhiệm vụ tổng quát cho năm 2013 là: (i) điều hành chính sách tiền tệ
chặt chẽ, thận trọng, linh hoạt, kiểm soát lạm phát thấp và (ii) triển khai
quyết liệt các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh,
hỗ trợ thị trường.
Từ khóa: Kinh tế, ngân hàng, tín dụng.
3. Nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam cần những giải pháp xử lý
đồng bộ/ Thu Thủy// Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ .- Số 10 .-
5/2013 .- Tr. 22 - 24
Một đặc điểm khá quan trọng trong chính sách kinh tế của
Việt Nam đó là lấy doanh nghiệp nhà nước làm chủ đạo. Không thể phủ nhận vai
trò và những đóng góp của các doanh nghiệp nhà nước vào những thành quả kinh
tế những năm trước đây, song càng ngày hoạt động của doanh nghiệp nhà nước
càng kém hiệu quả. Doanh nghiệp nhà nước được cấp tín dụng khá dễ dãi từ hệ
thống ngân hàng thương mại, được quyền vay tín chấp hoặc theo sự chỉ đạo của Chính
phủ. Chính sự dễ dãi này cùng với sự buông lỏng kiểm soát của nhà nước đối
với vốn chủ sở hữu, khả năng quản trị doanh nghiệp kém đã dẫn đến tình trạng
hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu ngày càng cao. Khi doanh nghiệp nhà nước đổ
vỡ gây rất nhiều hệ lụy cho các ngân hàng (điển hình như Vinashines,
Vinalines…).
Từ khóa: Ngân hàng thương mại, Việt Nam, nợ xấu, giải pháp.
4. Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng - Bài học và những kinh nghiệm hữu ích
cho Việt Nam/ Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Trọng Nguyên// Tạp chí Thị
trường tài chính tiền tệ .- Số 10 .- 5/2013 .- Tr. 25 - 28
Hệ thống ngân hàng Việt Nam dù đã có nhiều chuyển biến
đáng kể trong quá trình đổi mới song về cơ bản trình độ quản lý và kinh doanh
vẫn còn yếu kém. Thêm vào đó, quá trình hội nhập mang lại nhiều lợi ích cho
nền kinh tế nói chung cũng như ngành ngân hàng nói riêng nhưng cũng chứa đựng
trong đó những bất lợi trong dài hạn. Vì vậy, một yêu cầu được đặt ra là tái
cấu trúc ngành ngân hàng nhằm củng cố nội lực, từ đó làm nền tảng thúc đẩy kinh
tế trong nước phát triển và vươn tầm ra thế giới trong tương lai. Tuy nhiên,
ngành tài chính ngân hàng của Việt Nam vẫn còn non trẻ so với mặt bằng chung
của thế giới, do đó việc xem xét phân tích kinh nghiệm về thực hiện tái cấu
trúc ngân hàng của các nước trên thế giới là cần thiết, ảnh hưởng đến sự
thành công trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tái cấu trúc ngành ngân
hàng.
Từ khóa: Ngân hàng, tái cấu trúc, Việt Nam, kinh nghiệm.
5. Phát triển dịch vụ tài chính tiêu dùng ở Việt Nam/ Nguyễn Thị
Hiền// Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ .- Số 10 .- 5/2013 .- Tr. 29 - 31
Vai trò của hoạt động tín dụng tiêu dùng đã được khẳng
định thông qua hàng loạt các lợi ích mang lại có ý nghĩa cả về kinh tế và xã
hội như (i) Kích cầu tiêu dùng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất
ngày càng phát triển, thúc đẩy tăng trưởng GDP; (ii) Đảm bảo sự tiếp cận với
nguồn tín dụng, đặc biệt với tầng lớp có thu nhập trung bình và thấp; (iii)
Phát triển thị trường tài chính sâu rộng, minh bạch và hiệu quả, giảm hoạt
động thị trường chợ đen; (iv) Giúp các TCTD mở rộng mối quan hệ với khách
hàng, đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh, giảm rủi ro hệ thống mà các TCTD
phải đối mặt; (v) Nâng cao trình độ dân trí về lĩnh vực tài chính tại các thị
trường mới nổi.
Từ khóa: Tài chính tiêu dùng, dịch vụ, Việt Nam.
6. Định hướng về phí bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam/ Nguyễn Thị Huyền
Trang, Nguyễn Thị Kim Oanh// Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ .- Số 10 .-
5/2013 .- Tr. 32 - 33
Chính sách Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) được triển khai tại
Việt Nam trong 12 năm qua đã thực hiện tốt mục tiêu bảo vệ người gửi tiền,
góp phần đảm bảo an toàn hoạt động tài chính ngân hàng. Tăng trưởng kinh tế
cùng với nhu cầu hội nhập quốc tế đòi hỏi chính sách BHTG cần có sự đổi mới
cho phù hợp với tình hình hiện tại. Phí BHTG đồng hạng đã được áp dụng thành
công trong giai đoạn đầu thực hiện chính sách BHTG. Với nội dung Luật BHTG
ban hành ngày 18/06/2012, một số khía cạnh về phí BHTG cần được xem xét,
nghiên cứu để xây dựng các văn bản hướng dẫn cho phù hợp. Chính sách phí BHTG
cần đảm bảo tính công bằng giữa các tổ chức tham gia BHTG, tạo động lực cho
các tổ chức này nâng cao hiệu quả hoạt động.
Từ khóa: Phí bảo hiểm tiền gửi, Việt Nam.
7. Diễn biến giá vàng thế giới thời gian qua - Nhận định xu hướng năm 2013
và các năm tiếp theo/Lê Quang, Lê Thu Hà// Tạp chí Thị trường tài chính
tiền tệ .- Số 10 .- 5/2013 .- Tr. 34 - 36
Sang đến năm 2013, giá vàng đã trượt dốc trong hầu hết
thời gian của các phiên giao dịch, trong khi chỉ số S&P 500 của thị
trường chứng khoán Mỹ thiếu chút nữa thì đạt mức cao kỷ lục mọi thời đại. Thị
trường ngày càng tin tưởng rằng, tăng trưởng kinh tế sẽ còn chậm và lạm phát
sẽ còn thấp. Quan điểm này khiến nhiều nhà đầu tư mất hứng thú với vàng. Giới
phân tích cho rằng, tình hình dịu xuống ở đảo Síp sau khi nước này được tung
cho gói cứu trợ 10 tỷ Euro vào tuần trước cũng làm suy yếu thêm vai trò kênh
đầu tư an toàn của vàng.
Từ khóa: Thị trường, vàng, thế giới, nhận định, xu hướng.
8. Các nhân tố tác động đến diễn biến giá vàng thế giới/ Minh Đức//
Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ .- Số 10 .- 5/2013 .- Tr. 37 - 39
Trong những năm vừa qua, chính sách bơm tiền kích thích
nền kinh tế của hàng loạt các quốc gia được coi là một nhân tố hết sức quan
trọng hỗ trợ cho đà tăng giá của vàng. Tuy nhiên, bước sang năm 2013, hầu hết
các quốc gia đều tỏ ra thận trọng trong việc tiếp tục thực hiện các biện pháp
nới lỏng này: Châu Âu vẫn tiếp tục đối mặt với nguy cơ khủng hoảng nợ công và
sẽ không sẵn sàng để tung ra bất cứ chính sách tài khóa mới nào. Cùng lúc,
các nền kinh tế mới nổi của châu á cũng có thể xem xét rút lại chính sách
kích thích kinh tế vì nguy cơ gây ra bong bóng tài sản và lạm phát trong bối
cảnh chính sách tiền tệ nới lỏng mạnh mẽ tại các nền kinh tế phát triển thúc
đẩy các dòng vốn nóng chảy vào khu vực. Như vậy, nguồn lực quan trọng hỗ trợ
cho đà tăng của giá vàng đang bị chặn lại và xu hướng giảm giá của vàng là
một điều tất yếu.
Từ khóa: Thị trường, vàng, thế giới, nhân tố tác động.
9. Chi phí xử lý khủng hoảng ngân hàng trên thế giới/ Nguyễn Minh Sáng,
Nguyễn Thị Thoại Anh// Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ .- Số 10 .-
5/2013 .- Tr. 40 - 43
Phương pháp xác định tổn thất đối với nền kinh tế khi có
khủng hoảng ngân hàng thường được tính toán dựa trên tổn thất GDP khi so sánh
với GDP trong suốt giai đoạn khủng hoảng với những ước lượng GDP tiềm năng mà
quốc gia đạt được trong điều kiện bình thường. Bài viết sẽ đưa ra sự so sánh
giữa các quốc gia trên thế giới đã trải qua khủng hoảng để có thể đưa ra các
ước lượng tổn thất và chi phí để phục hồi một khi quốc gia có hệ thống ngân
hàng bị khủng hoảng.
Từ khóa: Ngân hàng, khủng hoảng, thế giới.
|